NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM - Ngày 7 tháng 6, 2025
NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM - Ngày 7 tháng 6, 2025
Ngày tưởng niệm Thuyền Nhân (và bộ nhân) do Ủy Ban
Thực Hiện Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức hằng năm vào dịp tưởng niệm đồng bào cùng quân, cán chính VNCH đã bỏ
mình trong tháng Tư Đen (hay Quốc hận 30-4-1975) và những chuỗi ngày thương đau
tiếp theo... Năm nay NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM vào 7 tháng 6, 2025 cũng tại Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, Westminster, miền
Nam California.
Nghi thức chào Quốc kỳ Việt Nam, Quốc kỳ Hoa Kỳ và hát Quốc ca VNCH, Quốc ca Hoa Kỳ - Phút mặc niệm. (Hoa Kỳ là quốc gia chủ nhà)
1- Bối cảnh chiến tranh không do dân tộc Việt Nam tạo ra (1954-1975) và hậu quả cuộc chiến đã tạo ra sự tổn thương quá lớn cho dân tộc Việt Nam. Tưởng nên nhắc Chiến tranh Quốc Cộng 1954-1975 giữa Bắc Việt Nam (VN Dân Chủ Cộng Hoà, thường gọi Cộng sản Bắc Việt, CSBV) theo khối cộng sản do Liên Sô (Xô) và Trung Quốc lãnh đạo và Nam Việt Nam (VNCH) theo chế độ Dân chủ trong khối Thế Giới Tự Do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Kể từ ngày 30 tháng Tư, cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm và áp đặt chế độ cai trị lên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà của người dân miền Nam Tự do trong cuộc chiến tranh xâm lược do CSBV phát động với quy mô lớn. "Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào" và "Ta đánh là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc" như chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam qua lời của lãnh tụ Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất (hay Tổng bí thư sau này). Hàng triệu người Việt Nam trốn chạy cộng sản bỏ lại quê hương miền Nam bằng mọi cách trên biển, trên bộ, và từ miền Bắc cũng không thiếu người dân trốn bỏ cộng sản Hà Nội chạy tìm Tự do.
2- Người
ta gọi tháng Tư đẫm máu và nước mắt của người Việt Nam bỏ lại đất nước cho cộng
sản là Tháng Tư Đen mà cao điểm là ngày 30 tháng Tư,
1975, và thuật ngữ "Thuyền nhân, bộ nhân" gắn liền với lịch sử
của Người Việt tỵ nạn Cộng sản Việt Nam mà khoảng thời gian được ghi
nhận đau buồn nhất từ 1975 (Sài Gòn sụp đổ) đến 1985 (đóng cửa trại tỵ nạn
Đông Nam Á). Những nhạc phẩm "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển",
sáng tác của Châu Đình An ; "Lời Kinh Đêm", của Việt
Dzũng; cũng như "Giã Biệt Sài Gòn" của Nam Lộc ...
có thể nói thực sự đã đi vào lòng người của từng người Việt tại hải
ngoại, và cả trong nước một cách lén lút. Sự kiện toàn bộ đất nước
lọt vào tay Cộng sản đã đem đến nỗi thương đau nghiệt ngã nhất cho cả
dân tộc Việt Nam. Hàng trăm ngàn thuyền nhân, bộ nhân Việt Nam liều chết trên
biển, trên bộ trong khi rời bỏ quê hương ra đi tìm Tự do. Há chẳng phải họ đã
lựa chọn cách bỏ phiếu bằng mạng sống của họ để đến được nơi đất lành chim đậu,
xứ sở của Tự do!?
< https://www.youtube.com/watch?v=3p3w_QPoHLo >
< https://www.youtube.com/watch?v=h-y7luJ4b6M >
< https://www.youtube.com/watch?v=jKmiok6JLLM >
< https://www.youtube.com/watch?v=-F2-v25lkcc >
< https://www.youtube.com/watch?v=z6LInwc1vGE >
GIÓ NGÀN PHƯƠNG
________________
Hoàng Thụy Văn
biên tập
Email: < van.hoangthuy@yahoo.com >
Tập tin Blog:
<https://gionganphuong.blogspot.com/ >
FB: <https://www.facebook.com/profile.php?id=100009861367948>
Liên lạc: < hvuong311@gmail.com >
______________________________________________
Comments
Post a Comment