NHÓM KHÔNG GIAN XƯA - NHẠC TÌNH VIỄN XỨ KỲ 19 - Chiều 10 tháng 11, 2024

 NHÓM KHÔNG GIAN XƯA - NHẠC TÌNH VIỄN XỨ KỲ 19 - Chiều 10 tháng 11, 2024

 



Hoàng Thụy Văn

1- Nhóm Không Gian Xưa do những văn nghệ sĩ đương thời yêu chuộng văn hoá, nghệ thuật Việt Nam đóng góp. Trong đó thành phần chủ trương có thể nói là đa năng như một Phạm Duy Hạnh cũng là người soạn lời giới thiệu và người cùng thuyền Lan Thy cũng là người MC đa hiệu và các nghệ sĩ keyboard, đàn dây và sáo trúc của chương trình mà vị MC đã tng phần giới thiệu trong chương trình văn nghệ thính phòng "Nhạc Tình Viễn Xứ" kỳ 19. Chương trình đã diễn ra mỹ mãn chiều 10 tháng 11, 2024 tại Phòng hội Viện Việt-Học, Nam California.

 

2- Trong khán thính phòng đầy kín khách thưởng lãm chọn lọc của những chương trình "âm nhạc thính phòng" như thế này. Khách tham d hết sức giữ sự yên lặng cho nhau và lắng lòng để tiếp nhận từ lời ca, tiếng hát, có niềm vui với những tiếng vỗ tay từng hồi và có nỗi buồn với sự tĩnh lặng, của người nghệ sĩ đang chuyển đạt đến từng người tại đây như một biểu hiện đáp ứng rằng chúng tôi đang chú tâm thưởng thức. Đó cũng là một cách khách thưởng lãm thân mến đang cộng hưởng một mảng hạnh phúc mà người nghệ sĩ đang chia sẻ với họ khi theo dõi âm nhạc thính phòng.

 


3- Chương trình Nhạc Tình Viễn Xứ kỳ 19 được sự đóng góp tài năng của các nghệ sĩ Lê Toàn & Trần Sang: Keyboard - Trần Toản: Guitar - Ban âm thanh:  Nguyễn Trung, Trần Đức - Điều hợp sân khấu:  Trần Đức.



MC Lan Thy, người điều khiển chương trình Nhạc Tình Viễn Xứ/ 
Nhóm Không Gian Xưa.



Cô Kim Ngân, Giám đốc Ban Điều Hành Viện Việt-Học.

Mở đầu là một liên khúc Rumba vui tươi Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sáng tác của Tuấn Khanh và Nắng Chiều, sáng tác của Lê Trọng Nguyễn - Tam ca: Lâm Dung, Xuân Thanh, Ái Liên, và ban nhạc trình bày. 

- Nhạc khúc Tiếng Hát Nửa Vời, sáng tác của Trần Trịnh - Giọng hát Vũ Quốc Thái.

- Nhạc phẩm Tiếng Hát Học Trò, sáng tác của Nguyễn Hiền & Minh Kỳ - Giọng ca Ái Phương.

- Nhạc phẩm Cho Em Quên Tuổi Ngọc, sáng tác của Lam Phương - Giọng ca Tuyết Nhung - Nhạc khúc Chờ Đông, sáng tác của Ngân Giang - Giọng ca Tuý Hoa.

- Nhạc khúc Lệ Buồn Nhớ Mi, sáng tác của Đăng Khánh, thơ Du Tử Lê - Giọng hát Nguyễn Hoan.

- Thơ: Ngày Xưa Có Mẹ, tác giả: Thanh Nguyên - Diễn ngâm: Phi Loan HTCM, Tiếng sáo: Ngọc Nôi, Tiếng đàn tranh: Thu Vân.

- Nhạc phẩm Ngày Xưa Hoàng Thị - Sáng tác: nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư - Hợp ca Nhóm Cát Trắng.

- Nhạc phẩm Mùa Thu Mây Ngàn, sáng tác của Từ Công Phụng - Giọng ca Hng Quyên.

- Nhạc phẩm Một Ngày Vui Mùa Đông, sáng tác của Lê Uyên Phương - Song ca Thiên Hương & Phạm Đình Ngà.

- Nhạc phẩm Ai Về Sông Tương, sáng tác của Thông Đạt - Giọng hát Đông Triều.

- Nhạc phẩm Biển Cạn, sáng tác của Nguyễn Kim Tuấn - Giọng ca Tuyết Nhung.

- Nhạc phẩm Lặng lẽ Tiếng Dương Cầm, sáng tác của Nguyễn Ánh 9 - Giọng ca Ngô Hoàng Oanh, Pianist Quỳnh Nga.

- Nhạc phẩm Mắt Thu, sáng tác Ngô Thụy Miên - Nhạc phẩm Tuổi Xa Người, sáng tác của Từ Công Phụng - Song ca Đông Triều & Ái Phương.

-  Nhạc khúc Xin Lỗi, sáng tác của Hồ Tiến Đạt - Giọng hát Nguyễn Hoan.

-  Nhạc phẩm Hoa Nở Về Đêm, sáng tác của Mạnh Phát - Giọng ca Túy Hoa.

- Nhạc phẩm Hoài Cảm, sáng tác của Cung Tiến - Hợp ca Nhóm Cát Trắng.

- Nhạc phẩm Tiếng Hát Với Cung Đàn, sáng tác của Văn Phụng - Song ca Thiên Hương & Phạm Đình Ngà.

- Nhạc phẩm Bức Họa Đồng Quê, sách tác của Văn Phụng - Tam ca Lâm Dung, Xuân Thanh, Ái Liên.

 


Tam ca Lâm Dung, Xuân Thanh, Ái Liên mở đầu với LK Hoa Soan Bên Thềm Cũ, st. Tuấn Khanh & Nắng Chiều, st. Lê Trọng Nguyễn và kết thúc với Bức Họa Đồng Quê, st. Văn Phụng trong chương trình Nhạc Tình Viễn Xứ Kỳ XIX-2024.



Song ca Thiên Hương & Phạm Đình Ngà với nhạc khúc rộn rã Một Ngày Vui Mùa Đông, sáng tác của Lê Uyên & Phương - Và nhạc khúc Tiếng Hát Với Cung Đàn, sáng tác của Văn Phụng.

 - Những nhạc phẩm ra đời từ miền Nam tự do và chính các văn nghệ sĩ và khách thưởng lãm đã làm cho sống mãi với thời gian...



Nhóm Cát Trắng với Ngày Xưa Hoàng Thị, nhạc phẩm của Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư - Và đã trở lại với Hoài Cảm, sáng tác của Cung Tiến.




Tiếng đàn dương cầm của Pianist Quỳnh Nga và giọng ca Ngô Hoàng Oanh trong nhạc phẩm Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm, sáng tác của Nguyễn Ánh 9.



Song ca Ái Phương & Đông Triều trong liên khúc Mắt Thu, sáng tác của Ngô Thụy Miên và Tuổi Xa Người, sáng tác của Từ Công Phụng.



4- Trở lại "Ngày Xưa Có Mẹ" với nhóm nghệ sĩ Diễn ngâm Phi Loan - Sáo trúc Ngọc Nôi - Đàn tranh Thu Vân trong chương trình văn nghệ "Nhạc Tình Viễn Xứ kỳ 19" này. Bài thơ có nội dung như sau:

 



 Ngày xưa có m

Tác giả: Thanh Nguyên

 

Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời - Đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật nên tiếng "Mẹ"

Mẹ!
Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu

 

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc

Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát
Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc
Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng...

Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng
Biết bao người được làm mẹ trong ngày
Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này
Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng

Mẹ!
Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Cái đóm lửa thiêng liêng
Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối

Mẹ!
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ
Cổ tích thường bắt đầu từ: "Ngày xưa có một công chúa..." hay "Ngày xưa có một vị vua..."
Cổ tích còn bắt đầu từ: "Ngày xưa có mẹ..."

1981

5- Thể chế Việt Nam Cộng Hoà với chế độ tự do dân chủ dù non trẻ nhưng những con dân có ý thức quốc gia dân tộc, biết lựa chọn cho mình con đường dấn thân đúng đắn để phụng sự đất nước và dân tộc đã lập nên nền giáo dục Nhân Bản. Chính nền giáo dục đó đã sinh sản ra nhiều lớp thanh niên yêu nước nhờ tấm bé đã được vỡ lòng bằng những bài học "Công Dân Giáo Dục" dựa trên những yếu tố của tính Nhân Bản đó. Và quan trọng nhất là thể chế chính trị của Miền Nam phục vụ cho Chính nghĩa Quốc gia mà Cờ Vàng là biểu tượng chính thống. Chính từ thể chế chính trị tự do dân chủ ấy, bao lớp thanh niên đã xếp bút nghiên, giã từ mái trường thân yêu, giã từ người yêu dấu còn e ấp để nhập ngũ tòng quân cứu nước vì hoạ cộng sản và một lòng hiến thân dưới lá Cờ Vàng cùng với 6 Điều Tâm Niệm của người Chiến sĩ VNCH. Họ không phải chỉ là lớp thanh niên đi từ vùng hoả tuyến Đông Hà, rồi Huế, Saigon, Cần Thơ, hay mũi Cà Mau là những vùng quê hương thân yêu, mà có người ở tận trời Tây trở về cố quận để chiến đấu ở các mặt trận vùng Tam Biên, Rừng Thiêng, Buôn Hạ... Nơi ấy suốt năm dài chẳng ai thấy được một dáng buồn ...

 

6- Sau ngày tàn cuộc chiến có người đã ra đi biền biệt, có người chỉ đi được trên đôi nạng gỗ. Chiến tranh Việt Nam đã cướp mất rất nhiều người con yêu của Đất Nước và người lính năm xưa vẫn nhớ "người yêu của lính" vô cùng. Chưa hết, một số không nhỏ chiến sĩ VNCH trở thành "người tù cải tạo." Đây không phải là sự kết thúc mà là sự tiếp tục một giai đoạn đen tối của lịch sử dân tộc Việt Nam...

 

7- Cái gọi là "trại tập trung cải tạo" chỉ là một hình thức của hàng trăm trại giam của chế độ cộng sản Việt Nam dựng lên khắp đất nước để giam giữ khổ sai không hạn định tất cả cựu Quân, Cán, Chính VNCH sau khi chế độ này đã cưỡng chiếm Miền Nam, tạo ra cảnh Đại hồng thủy 1975, gây bao đau thương nghiệt ngã cho cả dân tộc Việt Nam, không cứ người miền Nam, miền Bắc cũng là nạn nhân... Cho đến bây giờ ngày tháng của biến cố lịch sử đó người ta gọi hằng năm là Tháng Tư Đen ("Black April Memorial Month"). Từ đó, nỗi đau của người dân Việt mất tự do vô cùng tận, hãy lắng nghe nỗi niềm của những người Dân, Quân, Cán, Chính VNCH bị những người CSVN bỏ tù ngày trước nói về Mẹ của mình.

 

8- Truyền thuyết dân gian Việt Nam có nói đến "ngày xửa ngày xưa"... rồi "Ngày Xưa Có Mẹ", tuy nhiên ở đâu đấy hàng triệu người tị nạn Việt Nam vẫn mang theo bên mình hình bóng người mẹ yêu quý của mình, trong ấy làm sao quên được mẹ của người tù cải tạo khổ sai...

 

Xin mời về thăm lại người xưa, "Mẹ Của Người Tù Bất Khuất" qua thơ của một nhà thơ nặng tình với quê hương và nhiều thương cảm với người lính năm xưa. Đặc biệt, thơ văn của những nghệ sĩ ở Miền Nam cho dù thất cơ nhưng không một lời oán trách, không tỏ thái độ hận thù... !


Xin trích một đoạn nói về mẹ của người "tù chính trị" mà tác giả là một phụ nữ Miền Nam cũng là nạn nhân cũng như bao nhiêu nạn nhân của một cuộc đổi đời... như sau:

 

Cám ơn Mẹ - từng miếng đường ngọt lịm,

Cho đời con bớt cay đắng trần ai!

Thương Mẹ lắm bước chân buồn rướm máu,

Lặn lội thăm, đường trơn trợt chông gai....

Lần cuối đó - lên thăm con lần cuối,

Là nghìn thu không gặp nữa - Mẹ ơi !!!

............

"Mẹ Của Người Tù Bất Khuất", Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May


9- Photos Nhóm Không Gian Xưa - Nhạc Tình Viễn Xứ Kỳ 19 - Ngày 10/11/2024 - (Những ảnh dùng cho online được chọn lọc và chuyển đổi format từ high quality images sang Google Web Photos files và lưu trữ tại đây) Theo link kế sau:

 < https://photos.app.goo.gl/NTMg5HxHftXnvvU39 >

 

10- Videos - Nhóm Không Gian Xưa - Nhạc Tình Viễn Xứ Kỳ 19 - Ngày 10/11/2024:

101- Clip 1- Lời giới thiệu Nhạc Tình Viễn Xứ 19 của MC Lan Thy, thay mặt Nhóm Không Gian Xưa - Phát biểu của cô Kim Ngân, thay mặt CLB Văn Nghệ Viện Việt-Học. 

- Tam ca Lâm Dung, Xuân Thanh, Ái Liên trong LK Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sáng tác Tuấn Khanh và Nắng Chiều, sáng tác Lê Trọng Nguyễn.

- Nhạc phẩm Tiếng Hát Nửa Vời, sáng tác Trần Trịnh - Giọng hát Vũ Quốc Thái.

- Nhạc phẩm Tiếng Hát Học Trò, sáng tác của Nguyễn Hiền & Minh Kỳ - Giọng ca Ái Phương.

< https://www.youtube.com/watch?v=eLLTEtoXOvE >

 

102- Nhạc phẩm Cho Em Quên Tuổi Ngọc, sáng tác của Lam Phương - Giọng ca Tuyết Nhung - Nhạc khúc Chờ Đông, sáng tác của Ngân Giang - Giọng ca Tuý Hoa - Nhạc khúc Lệ Buồn Nhớ Mi, sáng tác của Đăng Khánh, thơ Du Tử Lê - Giọng hát Nguyễn Hoan.

< https://www.youtube.com/watch?v=8Cc3tRbLjlM >

 

103- Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May ngâm thơ bài Ngày Xưa Có Mẹ - Tác giả Thanh Nguyên - Tiếng sáo Ngọc Nôi - Đàn tranh Thu Vân.

< https://www.youtube.com/watch?v=fpqrkKpxXWM >

 

104- Nhạc phẩm Ngày Xưa Hoàng Thị, sáng tác của Phạm Duy - Hợp ca Nhóm Cát Trắng.

- Nhạc phẩm Mùa Thu Mây Ngàn, sáng tác của Từ Công Phụng - Giọng ca Hng Quyên.

< https://www.youtube.com/watch?v=C86Jp2ci2HM >


105- Nhạc phẩm Một Ngày Vui Mùa Đông, sáng tác của Lê Uyên Phương - Song ca Thiên Hương & Phạm Đình Ngà.

- Nhạc phẩm Ai Về Sông Tương, sáng tác của Thông Đạt - Giọng hát Đông Triều.

- Nhạc phẩm Biển Cạn, sáng tác của Nguyễn Kim Tuấn - Giọng ca Tuyết Nhung.

< https://www.youtube.com/watch?v=SepMVt9voOY >

 

106- Nhạc phẩm Lặng lẽ Tiếng Dương Cầm, sáng tác của Nguyễn Ánh 9 - Giọng ca Ngô Hoàng Oanh, Pianist Quỳnh Nga. 

Nhạc phẩm Mắt Thu, sáng tác Ngô Thụy Miên và Nhạc phẩm Tuổi Xa Người, sáng tác của Từ Công Phụng - Song ca Đông Triều & Ái Phương.

< https://www.youtube.com/watch?v=0fr7xFOR4Vc >

 

107- Nhạc khúc Xin Lỗi, sáng tác của Hồ Tiến Đạt - Giọng hát Nguyễn Hoan.

-  Nhạc phẩm Hoa Nở Về Đêm, sáng tác của Mạnh Phát - Giọng ca Túy Hoa.

- Nhạc phẩm Hoài Cảm, sáng tác của Cung Tiến - Hợp ca Nhóm Cát Trắng.

< https://www.youtube.com/watch?v=q6z3Ko1FhbU >

 

108- Nhạc phẩm Tiếng Hát Với Cung Đàn, sáng tác của Văn Phụng - Song ca Thiên Hương & Phạm Đình Ngà.

- Nhạc phẩm Bức Họa Đồng Quê, sáng tác của Văn Phụng - Tam ca Lâm Dung, Xuân Thanh, Ái Liên.

< https://www.youtube.com/watch?v=tfwf0UEpUhQ >


Ảnh ghi dấu kỷ niệm Nhạc Tình Viễn Xứ kỳ XIX-2024, ngày 10 tháng 11, 2024 tại Viện Việt-Học.

(Một s ảnh gắn trên trang body chỉ để giới thiệu trailer, xin mời xem ảnh nhiều hơn và lấy xuống album của riêng mình nếu muốn theo đường link Photos #9)

Nỗi nhớ quê hương đã trải qua ngót nửa thế kỷ nhưng hôm nay áo dài, lời cađiệu nhạc ở thể loại nào, ngôn từ nào, và cả ánh mắt rất Việt Nam như gợi nhớ vô biên những nét đẹp quê hương một thuở nào... Tất cả xin tạm gọi là "bóng dáng" trong thực tế đã đảm nhận một vị trí không thể thiếu của cuộc sống trong đời người và hầu như ... cả trong chương trình ca nhạc đặc sắc hôm nay!

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

(Ta Về, tTô Thùy Yên)

Xin mượn thơ của người lính Đinh Thành Tiên nêu trên để thay một lời cảm ơn và cũng là lời tạm biệt. Tâm tình còn dài nhưng thời gian có hạn! Kính chúc quý Vị, quý Bạn, quý Thân hữu vẫn tha thiết với quê hương đất nước, yêu chuộng văn học nghệ thuật cũng như ngày ấy yêu người-đem-thân-giúp-nước được mọi điều an lành...

GIÓ NGÀN PHƯƠNG

_____________________

Hoàng Thụy Văn


 








Comments

Popular posts from this blog

HỘI ĐỒNG HƯƠNG BẮC NINH NAM CALIFORNIA - HỘI XUÂN BẮC NINH NĂM ẤT TỴ 2025

TRUNG HỌC PHAN THANH GIẢN & ĐOÀN THỊ ĐIỂM CẦN THƠ - ĐẠI HỘI THẾ GIỚI KỲ XXV-2024 - Ngày 25/10/2024

LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ PHÓ ĐỀ ĐỐC HOÀNG CƠ MINH VÀ CÁC ANH HÙNG ĐÔNG TIẾN - Ngày 25/8/2024