NHẠC TÌNH VIỄN XỨ - KHÔNG GIAN XƯA KỲ 18 - Ngày 18-5-2024
NHẠC TÌNH VIỄN XỨ - KHÔNG GIAN XƯA KỲ 18 - Ngày 18-5-2024
1. Chương trình văn nghệ thính phòng Nhạc Tình
Viễn Xứ kỳ 18 của Nhóm Không Gian Xưa đã diễn ra vào ngày 18 tháng 5, 2024 tại phòng sinh hoạt báo
Người Việt, Little Saigon, Nam California. Ban tổ chức (BTC) đã trải qua 17 kỳ "Nhạc Tình Viễn
Xứ" như thế ấy với mỗi tác phẩm văn nghệ trình bày, đều đã đi kèm một bài giới thiệu,
trong đó không thể thiếu những chi tiết về tình yêu giữa người với người và tình
tự quê hương... trong khi gợi nhớ cho khán giả thính phòng về tác giả, tác phẩm
và hoàn cảnh ra đời... Phần thưởng ngoạn với một tâm trạng riêng biệt thuộc về
mỗi khán giả tại khán phòng hay qua mạng lưới toàn cầu.
2. Cũng cần được nhắc đến
nhóm chủ trương gồm những văn nghệ sĩ: Phạm Duy Hạnh, người tổ chức và soạn lời giới thiệu và Lan Thy, người tổ chức
và điều khiển chương trình (MC). BTC vào
đầu chương trình ở mỗi kỳ đều không quên giới thiệu các nhạc sĩ, ca sĩ, chuyên viên âm
thanh * với khách thưởng lãm ngồi chật khán phòng. Chính từ niềm vui đã
mang hạnh phúc đến cho những người thưởng thức Nhạc Tình Viễn Xứ chắc hẳn vẫn luôn được yêu quý
như một nhu cầu tinh thần...
3. Trong hội
trường đầy kín khách thưởng lãm chọn lọc của những chương trình "Nhạc Tình
Viễn Xứ" như thế này. Họ hết sức giữ sự im lặng cho nhau (không một tiếng ho!") và lắng lòng để tiếp nhận từ lời
ca, tiếng hát, giọng ngâm thơ quyến rũ... Trong đó có cả niềm vui và nỗi buồn
của người nghệ sĩ đang chuyển đạt đến mọi người tại đây, sự giữ im lặng
cho nhau như một biểu hiện đáp ứng rằng chúng tôi đang chú tâm thưởng thức. Đó
cũng là một cung cách khách thưởng lãm thân mến đang cộng hưởng một mảng hạnh
phúc mà người nghệ sĩ đang chia sẻ với họ khi theo dõi âm nhạc thính
phòng.
< https://photos.app.goo.gl/FPzMnw831mBrUSuBA >
5. Như bao chương trình Nhạc Tình Viễn Xứ trước đây, kỳ 18 cũng được chăm sóc thật kỹ, người viết bài xin ghi lại để giúp cho việc tham khảo:
- Nhạc dạo mở đầu (không lời) -
Các nghệ sĩ Lê Toàn, Ngọc Thạch, Trần Toản, Trần Sang.
- Nhạc phẩm Xóm Đêm, sáng tác của Phạm Đình Chương - Trình bày:
Tam ca Duy Khang, Hoàng Tuấn và Đỗ Trọng Thái.
- Nhạc phẩm Tình Lỡ, sáng tác của Thanh Bình - Giọng ca Ái Phương.
- Nhạc phẩm Về Lại Phố Xưa,
sáng tác của Phú Quang - Giọng ca Tuyết Nhung.
- Nhạc phẩm Nụ Cười
Sơn Cước, sáng tác của Tô Hải - Tiếng hát Lan Ngọc.
- Nhạc phẩm Ga Chiều
Phố Nhỏ, sáng tác của Nguyễn Vũ - Tiếng hát Vũ Quốc Thái.
- Nhạc phẩm Lời Người Lính Xa
Xôi, sáng tác của Quang Lập - Giọng ca Túy Hoa.
- Nhạc khúc Lời Mẹ Ru, (tg. không rõ), và nhạc phẩm Nương Chiều,
st. của Phạm Duy - Trình bày Nhóm Mây Ngàn.
- Nhạc phẩm Một Lần Miên Viễn Xót Xa, st. của Nguyễn Đức
Thành - Giọng ca Huy Hoàng.
- Nhạc phẩm Trên Đỉnh Mùa Đông, st. của Trần
Thiện Thanh - Song ca Ngọc Hằng và Huy Hoàng.
- Nhạc phẩm Vợ Chồng Quê, st. của Phạm Duy - Song
ca Ngọc Diệp và Mạnh Hùng.
-
Nhạc phẩm Trở Về, st. của
Châu Kỳ - Giọng ca Thu Hương.
- Bài thơ "Thơ
Xuân Đất Khách", tác giả: Thanh Nam - Giọng ngâm: Phi Loan
Hoàng Thị Cỏ May - Đệm sáo trúc: Ngọc Nôi.
- Nhạc phẩm Những Kiếp Hoa
Xuân, st. của Anh Bằng - Giọng hát Ngọc Hằng.
- Nhạc phẩm Sàigòn Đẹp
Lắm, st. của Y Vân - Song ca Ái Phương và Tuyết Nhung.
- Nhạc phẩm Góc Tối, sáng tác của Nguyễn Hải Phong - Tiếng hát Huy Hoàng.
- Nhạc phẩm Hai Vì Sao Lạc, sáng tác của Anh Việt Thu - Tiếng hát Túy Hoa.
- LK: Giã Từ Đêm Mưa, sáng tác của
Văn Phụng & Mưa Đêm Độc Hành, sáng tác của Duy Hải - Tam ca Duy Khang, Hoàng
Tuấn, Đỗ Trọng Thái.
61- Nhạc dạo mở đầu (không lời) - Các nghệ sĩ Lê Toàn, Ngọc Thạch, Trần Toản, Trần Sang -- Nhạc phẩm Xóm Đêm, sáng tác của Phạm Đình Chương - Trình bày: Tam ca Duy Khang, Hoàng Tuấn và Đỗ Trọng Thái -- Nhạc phẩm Tình Lỡ, sáng tác của Thanh Bình - Giọng ca Ái Phương.
< https://www.youtube.com/watch?v=uakCYFp8zrY >
62- Nhạc phẩm Về Lại Phố Xưa, sáng tác của Phú Quang - Giọng ca Tuyết
Nhung -- Nhạc phẩm Nụ Cười Sơn Cước, sáng tác của Tô Hải - Tiếng hát
Lan Ngọc -- Nhạc phẩm Ga Chiều Phố Nhỏ, sáng tác của Nguyễn Vũ - Tiếng hát Vũ Quốc Thái.
< https://www.youtube.com/watch?v=P3eKTFyTRqg
>
63- Nhạc phẩm Lời Người Lính Xa Xôi, st. của Quang Lập - Giọng ca Túy Hoa -- Nhạc
khúc Lời Mẹ Ru, (tg. không rõ), và nhạc phẩm Nương Chiều, st. của Phạm Duy - Trình
bày Nhóm Mây Ngàn.
< https://www.youtube.com/watch?v=k8zisd2jDhs
>
64- Nhạc phẩm Một Lần Miên Viễn Xót
Xa, st. của Nguyễn Đức Thành - Giọng ca Huy Hoàng -- Nhạc phẩm Trên Đỉnh Mùa Đông,
st. của Trần Thiện Thanh - Song ca Ngọc Hằng và Huy Hoàng -- Nhạc phẩm Vợ Chồng
Quê, st. của Phạm Duy - Song ca Ngọc Diệp và Mạnh Hùng.
< https://www.youtube.com/watch?v=U85nmVWhNcA >
65- Nhạc phẩm Trở Về, st. của Châu Kỳ - Giọng ca Thu Hương.
< https://www.youtube.com/watch?v=wFTWKHRFMNc
>
66- Bài thơ Thơ Xuân Đất Khách, tác giả: Thanh Nam - Giọng
ngâm: Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May - Đệm sáo trúc: Ngọc Nôi.
< https://www.youtube.com/watch?v=5pYdTYY0XqU
>
(Tám câu thơ đầu của Video clip Thơ
67- Nhạc phẩm Những Kiếp Hoa Xuân, st. của Anh Bằng - Giọng hát Ngọc Hằng -- Nhạc
phẩm Sài gòn Đẹp Lắm, st. của Y Vân - Song ca Ái Phương và Tuyết Nhung.
< https://www.youtube.com/watch?v=iNNzC0qEv6o >
7. Đất nước Việt Nam có quá nhiều thương đau do chiến tranh suốt một phần ba của thế kỷ XX không phải do dân tộc Việt Nam gây ra cho chính người Việt Nam. Riêng người dân Nam Việt Nam vốn hiền hoà phải chịu cảnh ôm nửa đất nước phía nam vĩ tuyến 17 kể từ 1954 do Hiệp định Genève, các cường quốc thế giới phân định. VNCH, chỉ được an bình vài năm đầu, sau đó đầy bất an, là thể chế đầu đời của người dân miền Nam Tự do, nơi các quyền hiến định được xác lập bởi người dân qua ba định chế Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp kể từ năm 1955 và Hiến pháp và nền cộng hoà đầu tiên ra đời năm 1956.
Nếu ai đã từng là dân Nam vĩ tuyến 17 đã sống và lớn lên trong thời loạn hẳn đã nghe đến một loại thanh âm trìu mến "Đây Tao Đàn, tiếng nói thơ văn Miền Tự Do do Đinh Hùng phụ trách...". Đó là giọng của Thanh Nam nói tiếng nói của nhóm văn nghệ sĩ Tự do từ Đài phát thanh Saigon ở thập niên '60 mà người ta ở tận đảo Guam và Honolulu, nơi PACOM thả neo nghe được một cách chăm chú...
Chính bài thơ "Thơ Xuân Đất Khách" mà tác giả Thanh Nam đã xúc động khi viết vào năm 1977 ở Seattle, tiểu bang Washington, lúc đó người văn nghệ sĩ ở tuổi 46, một trong số người chạy thoát, bị chấn thương tinh thần. Sự xúc động dây chuyền đến nhiều người tham khảo. Một số khác bị tù cải tạo, có người bị chết trong tù, có người bị chấn thương cả hai tinh thần và thể chất. Tuy nhiên ở họ không một lời oán trách, không một tiếng khóc than cho cá nhân mình. Họ với nỗi cảm xúc thất vọng do đau buồn, tủi nhục cho thân phận một dân tộc bị coi là nhược tiểu, và bị thất cơ không hoàn thành được nhiệm vụ đem an bình lại cho người dân mến yêu...
Người viết bài này cũng
như bao chàng trai thời loạn đã là một người lính thư sinh miền quê
ngoại của thời chinh chiến ấy,
"- Từ khi anh thôi học và từ khi anh khoác
áo treillis
- Từ khi anh xa nhà một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây..."
"Mai
kia anh trở về - anh trở về - dẫu rằng - dẫu rằng không còn
vẹn như xưa - Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ - dù anh
trở về bằng chiếc xe lăn..." (Trên cõi đời này mẹ con em vẫn theo anh - Vẫn theo anh bên cạnh cho cả sự khốn cùng
của cuộc đời ...!! - Niềm thương và nỗi đau chồng chất..!!)
Đó là những những tiếng khóc, tiếng ai oán của người dân bị xô đẩy vào đường cùng. Hãy lắng nghe "Cho Người Vào Cuộc Chiến", sáng tác của Mạc Thế Nhân (Phan Trần). Khúc nhạc vàng này đã đi vào lòng dân và nói lên được tâm tư của người dân bất hạnh đang rơi vào nghịch cảnh của chiến tranh không hề do họ tạo ra!
1. Anh bỏ trường [Am] xưa bỏ
áo thư [Dm] sinh theo tiếng gọi lên [Am] đường
Anh [Dm] đi vì đất nước khổ đau anh [F] đi anh quên
thân [E7] mình.
Em vì [G] anh tóc bới chẳng lược [C] cài thôi điểm [E7] trang
má phấn chẳng cần [Am] dồi
Xa phồn [Dm] hoa với những chiều dập [G] dìu cho anh
vững [E7] lòng anh [F] đi. [E7]
......
ĐK:
Mai kia anh trở [C] về anh trở [F] về dẫu [Am] rằng
dẫu [G] rằng không còn vẹn như [Dm] xưa
Dù [F] anh trở [E7] về trên đôi nạng [Am] gỗ
dù [F] anh trở [G] về bằng chiếc xe [C] lăn
Hoặc [Dm] anh trở về bằng chiến công [F] đầy tình [E7] em
vẫn chẳng đổi [Am] thay.
......
(Sce: Hop Am Viet)
8. Một số ảnh trên đây ghi lại buổi chiều nhạc thính phòng: Nhạc Tình Viễn Xứ của Nhóm Không Gian Xưa kỳ 18 - Chương trình đã kéo dài ngót 3** tiếng và âm vang của những tiếng nói, tiếng đàn, tiếng sáo trúc, giọng hát, giọng ngâm thơ còn văng vẳng đến phút giây cuối trong tình lưu luyến khiến người chưa muốn rời nhau!
Đó là Nhạc Tình Viễn Xứ! Tâm tình còn dài nhưng thời gian có hạn. Cuộc rong chơi trên muôn nẻo đường trần sẽ còn nhiều gặp gỡ rồi lại gặp gỡ tại một điểm hạnh ngộ đầy duyên lành...
Kính chúc quý Vị, quý Bạn, quý Thân hữu yêu văn nghệ của chúng ta được mọi điều an lành! Nói một cách chủ quan Văn học nghệ thuật của "nhạc tiền chiến", của "Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường", của Huế tĩnh lặng "Đêm Tàn Bến Ngự", của dòng nhạc 'Saigon' và trên khắp miền Nam Tự Do, những nơi đến nay vẫn có hàng triệu con dân Việt Nam tha thiết với "quê hương bỏ lại" cũng như mong muốn công việc gìn giữ những giá trị văn hoá dân tộc để không bị mai một.
Xin mượn những dòng tâm tư ở trên để thay một lời cảm ơn sâu đậm nhất những người đang hết lòng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc và sự an nguy cho non sông gấm hoa Việt Nam.
*, ** Các chi tiết của BTC bổ túc đã được cập nhật.
___________________
GIÓ
NGÀN PHƯƠNG
Hoàng Thụy Văn biên tập
Email:
<van.hoangthuy@yahoo.com>
Tập tin: < https://hoangthuyv.blogspot.com/>
FB: <https://www.facebook.com/profile.php?id=100009861367948>
Liên
lạc: < hvuong311@gmail.com >
Comments
Post a Comment